Fresh features from the #1 AI-enhanced learning platform.Try it free
Fresh features from the #1 AI-enhanced learning platformCrush your year with the magic of personalized studying.Try it free

câu 6: So sánh thơ Haiku + thơ Đường

4.3 (3 reviews)
Get a hint
đường:
Ra đời khoảng TK7-TK10 (618-907)
Thơ Đường là thành tựu tiêu biểu nhất và xuất sắc nhất của thơ ca cổ điển Trung Quốc, theo truyền thống "Thi ngôn chí" (thơ nói chí), "Thi duyên tình" (thơ thể hiện tình).
Phát triển vào thời Đường, trong thời Đường, cả Nho, Phật, Đạo đều thịnh, tuy nhiên, ảnh hưởng thống lĩnh vẫn là của Nho giáo.
Click the card to flip 👆
1 / 7
1 / 7
Terms in this set (7)
đường:
Ra đời khoảng TK7-TK10 (618-907)
Thơ Đường là thành tựu tiêu biểu nhất và xuất sắc nhất của thơ ca cổ điển Trung Quốc, theo truyền thống "Thi ngôn chí" (thơ nói chí), "Thi duyên tình" (thơ thể hiện tình).
Phát triển vào thời Đường, trong thời Đường, cả Nho, Phật, Đạo đều thịnh, tuy nhiên, ảnh hưởng thống lĩnh vẫn là của Nho giáo.
haiku:
Ra đời TK17 và phát triển mạnh vào thời kì Edo ( 1603-1867)
Thơ Haiku là một thành tựu độc đáo trong thơ ca Nhật Bản. Haiku được xem như "Thi đạo" (thơ trở thành con đường tu tâm để kiến tính).
Thơ Haiku hình thành và phát triển trong thời Mạc phủ, ảnh hưởng thống lĩnh thuộc về Phật giáo (đặc biệt là Thiền tông) trong sự kết hợp, hoà điệu cùng Thần đạo là tín ngưỡng bản địa cuả Nhật Bản (Thần - Phật nhất trí).
Các nhà thơ Trung Quốc thời Đường, hầu hết đều có liên quan tới con đường khoa cử công danh, gắn với nhà nước phong kiến. ( các tác giả nổi tiếng như : Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy, Vương Bột ...)
Basho, nhà thơ Haiku nổi tiếng của Nhật Bản,là một vị Thiền sư.
Sự khác nhau về xuất thân của tác giả ảnh hưởng đến tư tưởng trong sáng tác thơ ca.
luật nêm:
Điều căn bản của luật thơ Đường là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ý, nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng làm được như thế thì rất khó, vì vậy người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật).
Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật thì được gọi là "những câu niêm với nhau"
Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường (thất ngôn bát cú) như sau:
câu 1 niêm với câu 8
câu 2 niêm với câu 3
câu 4 niêm với câu 5
câu 6 niêm với câu 7
luật nêm:
Trong thơ haiku cổ điển buộc phải có kigo (季語, quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả một mùa nào đó trong năm. Có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các hình ảnh, hoạt động hay những cái gì đó mà mang đặc trưng của một mùa trong năm.
Một bài haiku thường chỉ "gợi" chứ không "tả", và kết thúc thường không có gì rõ ràng, vậy nên hình ảnh và cảm nhận sau khi đọc thơ hoàn toàn phụ thuộc người đọc.
Thơ Haiku là thể thơ vào loại ngắn nhất thế giới, chỉ có 17 ăm tiết (một số bài nhiều hơn một chút), ngắt nhịp thành 3 đoạn, theo thứ tự thường là: 5 âm - 7 âm - 5 âm. Trong nguyên bản tiếng Nhật, 17 âm tiết đó thường được viết thành một hàng, khi phiên âm La-tinh, thì được ngắt ra làm 3. Tiếng Nhật lại đa âm tiết, nên 17 âm tiết ấu thực ra chỉ có mấy từ.
pp thể hiện:
Thơ Đường gợi chứ không tả. Từ những khoảng trống, khoảng trăng, nốt lặng vô hình trong kết cấu, trong các tương quan, trong các nhãn tự, người đọc tự khám phá về thế giới tâm hồn của nhà thơ được dồn nén vào trong đó.
Tượng trưng và một khoảnh khắc của cảnh vật, đỉnh điểm của cảm xúc. Vì từ ngữ hạn chế nên thơ Haiku đã lựa chọn phương pháp biểu hiện tượng trưng. Chỉ với 17 âm tiết nên phải lựa chọn nhưng chi tiết, những nét đặc sắc nhất của sự vật để biểu hiện, sử dụng thủ pháp của tranh thuỷ mặc (chỉ bằng vài nét vẽ mà biểu hiện được sự vật, lại không chỉ bề ngoài mà cả thần thái của nó. Hàm súc trong thơ Haiku là hàm hàm súc của nghệ thuật, miêu tả một khoảnh khắc của cảnh vât và đỉnh điểm của cảm xúc.
nội dung:
Thơ Đường là thể loại có thể nói sống đúng nghĩa với hai chữ "trữ tình". Tình cảm, cảm xúc trở thành mạch mạch nối vô hình để hàn kết các hình ảnh, ý tưởng, nhạc điệu tạo nên sự vận động của ý thơ trên con đường tạo nên cấu tứ.
Lựa chọn và miêu tả những khoảnh khắc dồn nén trong tâm hồn, đó cũng chính là bản chất của quá trình đời sống con người.
Thệ tảo Hung nô bất cố thân
Ngũ thiên điêu cẩm táng Hồ trần
Khả liên Vô Định hà biên cốt
Do thị xuân khê mộng lý nhân !
Lũng tây hành -Trần Đào
DDồn nén biểu cảm để đạt tới sự tập trung cao độ và trở thành tính khái quát, triết lí nhân sinh. Những quan điểm này thường được biểu hiện thông qua các cặp phạm trù đối lập: quá khứ- hiện tại, tình- cảnh, sống- chết, thực - mộng, động-tĩnh...
Tự quân chi xuất hỷ
Bất phục lý tàn ky
Tư quân như nguyệt mãn
Dạ dạ giảm quang huy
Tự quân chi xuất hỷ - Trương cửu Linh
nội dung:
Thơ Haiku hàm chứa triết lý nhân sinh sâu sắc, gần gũi, tinh thần từ ái và lạc quan của Phật giáo Thiền tông
Những cảnh vật bình dị, những vật nhỏ bé, tầm thường, dễ bị lãng quên lại được miêu tả trong thơ Haihu và thơ Haiku cố gắng đi tìm cái đẹp từ trong cái bình thường ấy. Thể hiện tình yêu với thiên nhiên, quay lưng lại với những giá trị mà người đời hằng theo đuổi như quyền lực, của cải, danh vọng,...
Một nhành bìm bìm hoa tía
Quấn quanh chiếc gàu
Ta sang nhà hàng xóm xin nước thôi !
Chiyo - (Thanh Châu dịch)
Sự tương giao và hoà hợp của con người và vạn vật thông qua việc tiếp thu quan niệm hoà hợp của Thiền.
Từ bốn phương trời
Cánh hoa đào lả tả
Gợn sóng hồ Niho
Basho - (Đoàn Lê Giang dịch)