Triệu chứng- Hội chứng mạch máu ngoại biên

Term
1 / 60
1. Một trong những nguyên nhân gây tắc mạch là do Huyết khối, đó là:
A. Cục máu đông trong lòng mạch, kích thước nhỏ, gồm những tiểu cầu với những sợi tơ huyết và ít bạch cầu, gọi là huyết khối đỏ, hiếm gặp.
B. Cục máu đông trong lòng mạch, kích thước nhỏ, gồm những tiểu cầu với những sợi tơ huyết và ít bạch cầu, gọi là huyết khối trắng, hiếm gặp.
C. Cục máu đông trong lòng mạch, kích thước nhỏ, gồm những tiểu cầu với những sợi tơ huyết và ít bạch cầu, gọi là huyết khối trắng, thường gặp.
D. Cục máu đông trong lòng mạch, kích thước lớn, gồm những tiểu cầu với những sợi tơ huyết và ít bạch cầu, gọi là huyết khối trắng, thường gặp.
Click the card to flip 👆
Terms in this set (60)
1. Một trong những nguyên nhân gây tắc mạch là do Huyết khối, đó là:
A. Cục máu đông trong lòng mạch, kích thước nhỏ, gồm những tiểu cầu với những sợi tơ huyết và ít bạch cầu, gọi là huyết khối đỏ, hiếm gặp.
B. Cục máu đông trong lòng mạch, kích thước nhỏ, gồm những tiểu cầu với những sợi tơ huyết và ít bạch cầu, gọi là huyết khối trắng, hiếm gặp.
C. Cục máu đông trong lòng mạch, kích thước nhỏ, gồm những tiểu cầu với những sợi tơ huyết và ít bạch cầu, gọi là huyết khối trắng, thường gặp.
D. Cục máu đông trong lòng mạch, kích thước lớn, gồm những tiểu cầu với những sợi tơ huyết và ít bạch cầu, gọi là huyết khối trắng, thường gặp.
2. Huyết khối gây tắc mạch thường có các loại sau:
A. Huyết khối trắng, huyết khối đỏ, huyết khối hỗn hợp. Trong đó hay gặp nhất là huyết khối đỏ.
B. Huyết khối trắng, huyết khối đỏ, huyết khối hỗn hợp. Trong đó hay gặp nhất là huyết khối hỗn hợp.
C. Huyết khối trắng và huyết khối đỏ. Trong đó hay gặp nhất là huyết khối đỏ
D. Huyết khối trắng, huyết khối đỏ, huyết khối hỗn hợp. Trong đó hay gặp nhất là huyết khối trắng.
3. Bệnh nhân bị tắc động mạch chi dưới, ngoài nguyên nhân huyết khối, còn có tắc mạch do thuyên tắc. Đó là:
A. Một cục huyết khối được hình thành tại một phần nào đó trong cơ thể, theo hệ tuần hoàn, rồi sau đó gây cản trở dòng máu chảy qua lòng mạch chi dưới.
B. Một cục huyết khối được hình thành tại lòng mạch chi dưới, rồi sau đó gây cản trở dòng máu chảy qua lòng mạch chi dưới.
C. Một mảnh xơ vữa được hình thành tại lòng mạch chi dưới, tăng kích thước, rồi sau đó gây cản trở dòng máu chảy qua lòng mạch chi dưới.
D. Một khối u được hình thành tại cơ chi dưới, tăng kích thước, rồi sau đó chén ép mạch máu gây cản trở dòng máu chảy qua lòng mạch chi dưới.
4. Theo định nghĩa, thuật ngữ " Dị dạng mạch máu" (Vascular malformations) nghĩa là:
A. Sang thương mạch máu có nguồn gốc từ sự tăng sinh tế bào nội mô, đặc trưng bởi các pha nhân đôi và sinh sản, nên có thể thoái triển.
B. Sang thương mạch máu có nguồn gốc từ sự tăng sinh tế bào nội mô, đặc trưng bởi các pha nhân đôi và sinh sản, nên không thoái triển.
C. Sang thương mạch máu do sự biến hình và sự đảo lộn cấu trúc bình thường của nội mô gây nên, mang tính bền vững về mặt tế bào học, do đó không thoái triển.
D. Sang thương mạch máu do sự biến hình và sự đảo lộn cấu trúc bình thường của nội mô gây nên, không có tính bền vững về mặt tế bào học, nên có thể thoái triển.
5. Trong thực tế, thể lâm sàng nào dưới đây KHÔNG PHẢI bệnh cảnh của bệnh động mạch ngoại biên chi dưới
A. Không triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, lớn tuổi, di chứng thần kinh làm cho vận động đi lại ít nên không bộc lộ được triệu chứng
B. Đau cách hồi điển hình (đau bắp chân khi đi lại và giảm khi nghỉ), đau cách hồi không điển hình (đau bắp chân khi đi lại nhưng không giảm khi nghỉ).
C. Đau do thiếu máu chi dưới nặng (đau cả khi nghỉ, vết thương lâu lành hoặc hoại thư)
D. Đau do đứng lâu và bớt đau khi giơ chân cao, có kèm sưng chân.
6. Bệnh nhân đau chi dưới do thiếu máu chi cấp thường có các triệu chứng sau:
A. Đau chân, có thể tím tái da, mất mạch chi dưới, một số trường hợp có tê chân hoặc yếu chân kèm theo.
B. Yếu chi dưới kèm yếu nửa người bên chi yếu.
C. Chân đau, sưng to và có thể có vết loét rỉ dịch ở cẳng chân.
D. Tê chân, chân bị vọp bẻ về đêm, đau nhiều khi đứng lâu.
7. Một trong các yếu tố dự đoán bệnh mạch máu ngoại biên theo AHA/ACC 2016 là:
A. Tuổi hơn 50.
B. Tiền sử bệnh tăng huyết áp.
C. Có cha hoặc mẹ bị xơ vữa động mạch.
D. Tuổi 50-59, có tiền sử hút thuốc lá hoặc bệnh đái tháo đường.
8. BN đc chẩn đoán thiếu máu chi trầm trọng (CLI) nghĩa là
A. Bn có biểu hiện triệu chứng đau khi nghỉ, loét hoặc hoại tử chi do bị tắc cấp tính động mạch
B. Bn có biểu hiện triệu chứng đau khi nghỉ, loét hoặc hoại tử chi do bị tắc mạn tính động mạch
C. Bn có biểu hiện đột ngột suy giảm tưới máu đm của chi, có ảnh hưởng tới kn bảo tồn chi
D. Bn có biểu hiện đột ngột suy giảm tưới máu đm của chi, nhưng không ảnh hưởng gì tới kn bảo tồn chi
9. Bệnh nhân có bệnh lý thiếu máu chi trầm trọng (CLI) thường vào viện với triệu chứng cơ năng sau:
A. Đau phần ngọn chi, đau ngay cả khi không vận động, đang ở trạng thái nghỉ.
B. Đau phần xa của chi sau khi đứng hoặc ngồi thời gian dài.
C. Đau phần ngọn chi kèm sưng chi, bớt đau khi nằm gác chân.
D. Đau phần xa của chi bất kể mọi lúc và tự hết, không bớt khi đi lại hay gác chân.
10. Triệu chứng đau chi dưới trong bệnh lý thiếu máu chi trầm trọng (CLI) có đặc điểm sau giúp chẩn đoán phân biệt với một số thể đau khác là:
A. Giảm đau khi nằm gác chân cao
B. Giảm đau khi chườm lạnh
C. Giảm đau khi đi lại
D. Không có biện pháp giảm đau, mà thường tự bớt.
C
Đau do CLI có đặc điểm khá đặc thù. Cơn đau thường khiến người bệnh mất ngủ, phải thức dậy đi lại trong phòng, có thể giảm đau được tạm thời phần nào do trọng trường giúp tăng lượng máu từ phần gốc chi đến ngọn chi.

Cũng theo cơ chế này, một số trường hợp, khi ngủ
bệnh nhân phải thõng chân ra ngoài giường hoặc phải ngủ ngồi trên ghế tựa để đỡ đau hơn khi ngủ.

Dấu hiệu giảm đau theo tư thế này rất quan trọng, giúp chẩn đoán phân biệt với một số thể đau khác, như đau do nguyên nhân thần kinh, đặc biệt ở bệnh nhân tiểu đường có biến chứng thần kinh ngoại biên (neuropathy pain).
11. Bệnh nhân có bệnh lý thiếu máu chi trầm trọng (CLI), khi thăm khám có thể có các dấu hiệu sau, NGOẠI TRỪ: A. Mạch quanh cổ chân: mất hoặc rất yếu B. Da vùng cổ và bàn chân: lạnh, rối loạn mầu sắc da, teo da và tổ chức mỡ dưới da C. Hoại tử chi: phần chi hoại tử khô, mầu đen và có thể có bội nhiễm tạo mùi hôi thối D. Sưng chân, phù ấn lõm, có vết loét rỉ dịch vàng.D. Khám thực thể sẽ có thể thấy các dấu hiệu như: - Mạch quanh cổ chân: mất hoặc rất yếu - Da vùng cổ và bàn chân: lạnh, rối loạn mầu sắc da, teo da và tổ chức mỡ dưới da - Cơ cẳng, bàn chân: teo cơ - Lông chân: thưa hoặc rụng sạch - Móng chân: khô, sần sùi do loạn dưỡng - Ban xuất huyết dưới da do vỡ vi mạch và thoát quản - Loét da và mô mềm - Hoại tử chi: phần chi hoại tử khô, màu đen và có thể có bội nhiễm tạo mùi hôi thối.12. Bệnh nhân nam, 56 tuổi, đi khám vì đau chân. Khi hỏi bệnh sử ghi nhận bệnh nhân đau chân được 3 tháng, đi lại được khoảng 300m thì đau, nghỉ thấy bớt đau, khám có 1 vết loét khô, hoại tử đen ngón 3 bàn chân (T), lộ gân. Theo phân loại giai đoạn lâm sàng của Fointain, bệnh nhân được xếp vào giai đoạn nào A. Giai đoạn I B. Giai đoạn II C. Giai đoạn III D. Giai đoạn IVD. Có biểu hiện loét, hoại tử13. Trong đánh giá lâm sàng, chỉ số cổ chân -cánh tay (ABI) đo được là 0.85 có ý nghĩa là: A. Thành mạch cứng, thường do xơ vữa vôi hoá B. Mạch máu chi bình thường C. Bệnh động mạch chi dưới thể nhẹ D. Bệnh động mạch chi dưới thể nặng, có thiếu máu chi trầm trọng CLIC14. Một bệnh nhân đau chân, được chẩn đoán bị thiếu máu chi trầm trọng CLI, khai thác tiền căn có bị bệnh đái tháo đường type II. Theo nghiên cứu Basle thì khả năng bệnh nhân này bị đoạn chi so với bệnh nhân cũng bị CLI nhưng không có bệnh đái tháo đường type II là: A. Khả năng bị đoạn chi cao hơn B. Khả năng bị đoạn chi như nhau C. Khả năng bị đoạn chi thấp hơn D. Khả năng bị đoạn chi không phụ thuộc có bệnh đái tháo đường type II kèm theo.A. Bênḥ nhân PAD kèm tiểu đường sẽ tăng nguy cơ tiến triển thành thiếu máu chi trầm trọng (CLI) ít nhất 5 lần so với người bệnh PAD không kèm tiểu đường. -Trong nghiên cứu Basle với thời gian theo dõi 5 năm các bệnh nhân PAD đã thấy rằng nhóm có tiểu đường có tỷ lê ̣đoaṇ chi là 6,8% trong khi nhóm không có tiểu đường tỷ lê ̣đoạn chi chỉ là 0,6%.15. Một bệnh nhân vào viện được chẩn đoán nghi ngờ bị bệnh lý thiếu máu chi cấp tính (ALI), khi khám ghi nhận có liệt chân trái, vận động các phần chi khác bình thường thì cần nghĩ tới: A. Bệnh nhân bị bệnh bại liệt từ nhỏ B. Bệnh nhân bị chết phần cơ vận động của chi thiếu máu C. Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não gây liệt D. Bệnh nhân bị co rút cơ bên chi thiếu máu nên không vận động được.B16. Trong bệnh lý tắc động mạch ngoại biên cấp tính, hội phẫu thuật mạch máu Hoa Kỳ (SVS), phân loại theo lâm sàng như sau nhằm điều trị hợp lý và kịp thời: A. Chi còn sống, Đe doạ sự sống chi và Không hồi phục B. Chi còn sống và Đe doạ sự sống chi C. Chi còn sống và Không hồi phục D. Đe doạ sự sống chi và Không hồi phụcA17. Bệnh nhân nữ, 70 tuổi, nhập viện vì đau và lạnh chân trái. Khi khám lâm sàng bệnh nhân này, dấu hiệu nào cho thấy không thể bảo tồn chi (cần phẫu thuật đoạn chi) A. Mất cảm giác đầu chi, Không yếu cơ, Động mạch chi lúc có lúc không B. Mất cảm giác chi, Liệt không hoàn toàn, Động mạch chi lúc có lúc không C. Mất cảm giác hoàn toàn, Liệt hoàn toàn, Động mạch chi không bắt được D. Không mất cảm giác, Không yếu cơ, Động mạch chi lúc có lúc không.C18. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh Buerger, nghĩa là: A. Bệnh nhân bị viêm mạch máu lớn B. Bệnh nhân bị co thắt mạch máu đầu chi khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh C. Bệnh nhân bị viêm tắc mạch máu đầu chi, trường hợp nặng sẽ bị hoại tử đầu chi, cần phải cắt bỏ D. Bệnh nhân bị nhiễm virus, gây phản ứng miễm dịch làm tổn thương mạch máu chi.C19. Bệnh Raynaud là bệnh máu máu ngoại biên có đặc điểm sau A. Thường xảy ra ở bệnh nhân nam, lớn tuổi B. Viêm tắc các mạch máu chi do người bệnh hút thuốc lá nhiều C. Co thắt các động mạch ngón tay/ ngón chân khi bệnh nhân bị stress tình cảm D. Thường gây loét ở đầu chi.C. -Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ. -Đây là một rối loạn tuần hoàn máu xảy ra ở đầu chi, các động mạch ngón tay/ngón chân co thắt quá mức khi họ tiếp xúc với +nhiệt độ lạnh, +bị stress tình cảm, +hay thậm chí là hút thuốc.20. Theo tiêu chuẩn của American College of Rheumatology năm 1990, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm động mạch Takayasu khi có: A. Từ 2 tiêu chuẩn trở lên B. Từ 3 tiêu chuẩn trở lên C. Chỉ cần có tiêu chuẩn đi khập khiểng cách hồi D. Chỉ cần có chụp động mạch ghi nhận hẹp hoặc tắc hoàn toàn động mạch chủ hoặc các nhánh chính của nó.B Chẩn đoán khi có 3 trong 6 tiêu chuẩn là cần thiết. Khi có >= 3 tiêu chuẩn thì độ nhạy 90,5 %, độ đặc hiệu 97,8%21. Trong nghiệm pháp Perthes đánh giá van tĩnh mạch sâu, điều nào sau đây đúng: A. Quấn băng thun từ mắt cá tới gối B. Cho bệnh nhân đi bộ trong 30 giây sau khi quấn băng thun C. Nếu khi đi lại sau quấn băng thun, bệnh nhân cảm thấy đau nghĩa là tĩnh mạch sâu còn tốt D. Bệnh nhân đi lại càng nhiều sau quấn băng thun, cơn đau tăng, khi đó ghi nhận nghiệm pháp Perthes dương tính.D Quấn băng thun từ mắt cá đến tận bẹn rồi cho bệnh nhân đi bộ một khoảng dài trong 5 phút. Nếu bệnh nhân không cảm thấy đau, TM sâu còn tốt (máu hồi lưu về tim tốt). Trái lại, càng đi nhiều, càng cố sức, cơn đau tăng lên, nghĩa là đã có viêm tắc TM sâu, nghiệm pháp Perthes (+).22. Đặc điểm lâm sàng huyết khối tĩnh mạch sâu là: A. Luôn phát hiện được do triệu chứng lâm sàng rõ B. Huyết khối tĩnh mạch chi dưới chia thành: huyết khối đoạn xa (ở đùi) và huyết khối đoạn gần (ở bắp chân) C. Huyết khối đoạn xa có nguy cơ thuyên tắc phổi cao nhất D. Khi phù cả hai chân, huyết khối đã tiến đến tĩnh mạch chủ dướiD -Huyết khối TM sâu có thể bị bỏ quên. Bởi vì chỉ có 40% các trường hợp là có biểu hiện lâm sàng khi có viêm tắc TM. -Huyết khối TM chi dưới chia thành huyết khối đoạn xa (ở bắp chân) và huyết khối đoạn gần (ở đùi). Huyết khối đoạn gần có nguy cơ thuyên tắc phổi cao nhất. -Nếu phù cả hai chân, huyết khối đã tiến đến TM chủ dưới. Nếu phù toàn bộ một chân, huyết khối tiến đến TM chậu. Nếu phù giới hạn dưới gối, huyết khối tiến đến TM đùi nông. Nếu chỉ phù nề nhẹ, căng đau nơi bắp chuối, huyết khối có thể giới hạn ở TM bắp chân.23. Bệnh nhân nữ, 38 tuổi, nhập viện vì chân trái sưng to, tím toàn bộ da chân, đau nhiều. Siêu âm mạch máu: huyết khối bít tắc hoàn toàn tĩnh mạch chân trái. Về lâm sàng, bệnh nhân đang ở giai đoạn cấp nào của huyết khối tĩnh mạch sâu: A. Viêm tắc tĩnh mạch lan toả trắng đau B. Viêm tắc tĩnh mạch lan toả tím đau C. Hoại thư chi do tĩnh mạch D. Hoại thư chi do động mạchB24. Giai đoạn hoại thư chi do tĩnh mạch trong bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có đặc điểm: A. Thường xuất hiện từ 4-8 ngày sau biểu hiện ban đầu của thiếu máu cấp tính do tĩnh mạch B. Sang thương hoại thư thường tập trung ở cẳng chân C. Chi vẫn cứu được nếu điều trị đúng cách D. Là giai đoạn thiếu máu cấp có thể hồi phục.A -Hoại thư chi do huyết tắc TM (thiếu máu cấp không hồi phục). -thường xuất hiện từ 4-8 ngày sau biểu hiện ban đầu của thiếu máu cấp tính do tĩnh mạch. -Sang thương hoại thư thường tập trung ở các đầu ngón hoặc bàn chân, hiếm khi chiếm cẳng chân hoặc cả đùi.25. BN nữ, 40 tuổi, một năm nay nặng chân phải, triệu chứng tăng lên vào cuối ngày và giảm khi bệnh nhân nằm gác chân cao. Khám lâm sàng khi BN đứng: nhìn chân phải từ đùi xuống bàn chân không có gì bất thường, sờ cẳng chân thấy hơi ấm, hơi căng hơn so với bên đối diện. Chẩn đoán phù hợp: A. Huyết khối tĩnh mạch sâu chân phải B. Suy tĩnh mạch sâu chân phải C. Suy tĩnh mạch nông chân phải D. Hội chứng chèn ép rễ thần kinh toạ bên phải.[B]26. Trong thông động-tĩnh mạch, nếu lỗ thông lớn hay gần tim sẽ gây ra tình trạng nào sau đây: A. Tăng tưới máu ngoại biên B. Động mạch hoá thành tĩnh mạch C. Suy gan D. Tĩnh mạch bị hoá thành động mạch[D]27. Trong các nghiên cứu, triệu chứng đau cách hồi xuất hiện ở bệnh nhân PAD chiếm bao nhiêu: A. 20% B. 30% C. 40% D. 50%B Đau cách hồi: mặc dù đau cách hồi là triệu chứng đặc trưng nhất của PAD nhưng là triệu chứng không hằng định cho hầu hết bệnh nhân. Do đó, nếu thầy thuốc chỉ dựa vào triệu chứng này để chẩn đoán sẽ bỏ sót nhiều trường hợp PAD. Trong các nghiên cứu, cho thấy triệu chứng đau cách hồi chỉ xuất hiện chừng 30% ở người có PAD và 60% là không triệu chứng.28. Trong thể lâm sàng bệnh động mạch ngoại biên chi dưới, thể lâm sàng không triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân: A. Trẻ tuổi B. Thường hay vận động, đi lại nhiều C. Nam giới D. Có bệnh đái tháo đườngD Không triệu chứng thường gặp ở người tiểu đường, lớn tuổi, di chứng thần kinh làm cho vận động đi lại ít nên không bộc lộ được triệu chứng.29. Triệu chứng lâm sàng bệnh PAD bộc lộ nhiều hay ít, nặng hay nhẹ KHÔNG phụ thuộc yếu tố nào sau đây: A. Thời gian bệnh B. Mức độ tắc nghẽn mạch máu C. Độ tuổi của bệnh nhân D. Vị trí động mạch tắcC30. Bệnh nhân nam, 65 tuổi, đi khám vì đau chân. Khi hỏi bệnh sử ghi nhận bệnh nhân đau chân được 4 tháng, đi lại được khoảng 300m thì đau, nghỉ vẫn còn đau. Khám đo HA ngón chân cái là 20mmHg. Theo phân loại tổn thương trên lâm sàng của Rutherford, bệnh nhân được xếp vào độ mấy? A. Độ 2 B. Độ 3 C. Độ 4 D. Độ 5C GĐ II; độ 4: Đau khi nghỉ, HA cổ chân <40 mmHg khi gắng sức và/hoặc HA ngón chân cái < 30 mmHg.31. Theo Cải biên từ Đồng Thuận Các Hiệp Hội Tim Mạch Về Xử Lý Bệnh Mạch Máu Ngoại Biên, chẩn đoán phân biệt với đau khập khiễng cách hồi là: A. Viêm cơ chân B. Nang Baker không có triệu chứng C. Bệnh bạch mạch D. Hẹp đốt sốngD. Chẩn đoán phân biệt với đau khập khiễng cách hồi: 1. Hội chứng chèn ép khoang mạn tính 2. Bệnh tĩnh mạch 3. Chèn ép rễ 4. Nang Baker có triệu chứng 5. Viêm khớp háng 6. Hẹp đốt sống32. Một bệnh nhân có bệnh PAD, sau thăm khám được chẩn đoán có "Bệnh động mạch chi dưới thể nặng, có thiếu máu chi trầm trọng", sẽ có chỉ số ABI là: A. 1.0 B. 0.8 C. 0.6 D. 0.4D. <0.5: Bệnh động mạch chi dưới thể nặng, có thiếu máu chi trầm trọng CLI (critical limb ischemia)-> khám chuyên khoa 0.5-0.8: Bệnh động mạch chi dưới thể trung bình-> khám chuyên khoa 0.8-0.9: Bệnh động mạch chi dưới thể nhẹ ->Điều trị các yếu tố nguy cơ >1.3: Thành mạch cứng, thường do xơ vữa vôi hoá-> khám chuyên khoa33. Kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh nào KHÔNG thực hiện trong bệnh PAD A. MSCT động mạch B. Cộng hưởng từ động mạch C. Chụp X quang động mạch D. Siêu âm mạch máu DopplexC 1. Siêu âm mạch máu Dopplex: Hiện nay sử dụng để mô tả tình trạng giải phẫu, huyết động và hình thái tổn thương. 2. MSCT động mạch: Với sự tiến bộ của kỹ thuật CT scan đa lát cắt độ nhạy cảm và đặc hiệu của kỹ thuật này là khá cao (94-100% và 98-100%) trong chẩn đoán bệnh mach máu ngoại biên. 3. Cộng hưởng từ động mạch: Độ nhạy cảm và đặc hiệu của kỹ thuật này khá cao ( 93- 100% và 96-100%) trong việc xác định mức độ hẹp của các động mạch chậu, đùi 4. DSA động mạch: được sử dụng khi có chỉ định can thiệp sau các xét nghiệm không xâm nhập.34. Thiếu máu chi trầm trọng (CLI): A. Được sử dụng để đề cập đến những bênh nhân có biểu hiên triệu chứng đau khi nghỉ B. Được sử dụng để đề cập đến những bênh nhân loét chân do bi ̣suy tĩnh mạch mạn tính. C. Là bệnh lý thiếu máu chi cấp tính. D. Là giai đoạn nhẹ của bệnh động mạch ngoại biên PAD.A35. Triệu chứng cơ năng điển hình nhất của bệnh nhân thiếu máu chi trầm trọng-CLI là đau phần ngọn chi. Tính chất đau này là: A. Đau thường vào ban ngày B. Không bớt đau khi thõng 2 chân hướng xuống C. Giai đoạn muộn thì đau liên tục, bất kể thời điểm và trạng thái D. Đau thường ở vùng đùiC. Giai đoan sớm, dấu hiêu đau khi nghỉ điển hình nhất là sẽ xuất hiên về đêm khi chi đã hoàn toàn ở trang thái tự do. Giai đoạn muôn thì đau liên tuc, bất kể thời điểm và trạng thái nào. Vi ̣trí đau khu trú ở phần xa của bàn chân hoặc ̣ ở xung quanh vi ̣trí có rối loan màu sắc da, loét. Thường găp nhất là ở ngón 1 (ngón chân cái).36. Thiếu máu chi cấp tính-ALI: A. Là tình trạng đột ngột suy giảm tưới máu động mạch của chi có ảnh hưởng tởi khả năng bảo tồn chi, mà thời gian diễn biến trong vòng 14 ngày. B. Là một trong những bệnh cảnh lâm sàng không cần cấp cứu C. Là bệnh cảnh nhẹ đối với mạch ngoại biên, ít có ảnh hưởng trực tiếp đến chi. D. Có tỷ lệ tử vong và biến chứng rất thấp (<1%)A Tỷ lệ tử vong và biến chứng của ALI là khá cao, trong vòng 1 năm kể từ thời điểm khởi phát có khoảng 15-20% các trường hợp tử vong, nguyên nhân tử vong chính thường xuất phát từ các bệnh lý có phối hợp kèm theo.37. Trong viêm tắc tĩnh mạch nông, KHÔNG CÓ đặc điểm sau: A. Tĩnh mạch sờ thấy cứng chắc B. Da vùng viêm nóng, đỏ C. Chi vùng viêm tắc tĩnh mạch teo D. Bên trong là một khối máu đôngC Ban đầu là giai đoạn huyết khối TM giãn (ấn mềm, không đau). Sau tiến đến viêm thành TM (viêm tắc TM): TM trở thành cứng chắc, không co giãn như sợi dây thừng, ấn đau, bên trong là một khối máu đông, da hồng, nóng và phù nề.38. Huyết khối tĩnh mạch là A. Hiện tượng cục huyết khối hình thành, nhưng không gây tắc lòng của tĩnh mạch B. Huyết khối thường hình thành và khởi phát từ hệ thống tĩnh mạch nông ở chân C. Có thể diễn tiến thành viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ hoặc thuyên tắc phổi D. Có biểu hiện lâm sàng ngay khi có cục máu trong tĩnh mạch.C -Là hiện tượng huyết khối (cục máu) hình thành, gây tắc lòng của tĩnh mạch. -Huyết khối thường hình thành và khởi phát từ hệ thống TM sâu ở bắp chân, theo đường chính của hệ thống TM sâu rồi lan dần lên trên theo từng đoạn và dừng lại lâu hơn khi tiến đến mỗi ngã ba, nơi đổ vào của TM, do đó còn gọi là huyết khối TM sâu (DVT : Deep Venous Thrombosis). -Giai đoạn này chưa có biểu hiện lâm sàng.39. Trong " Viêm tắc tĩnh mạch lan toả trắng đau", có đặc điểm sau: A. Phù nề toàn bộ một bên chân, từ đầu ngón chân tới tận bẹn, ấn đau và để lại dấu ấn trắng. B. Mạch mu chân không bắt được C. Nhiệt độ 2 bên chân như nhau D. Không đau khi ấn dọc theo đường đi của động TM đùi ở mặt trong đùi.A -là hiện tượng huyết khối tắc trải dài từ bắp chuối đến tận ngã ba TM chậu (chậu, đùi: đùi chung, đùi nông) gây tam chứng : chân sưng phù, trắng và đau. -Phù nề toàn bộ một bên chân, từ đầu ngón chân tới tận bẹn, ấn đau và để lại dấu ấn trắng, nên được gọi là " trắng đau". -Mạch mu chân còn bắt được. -Nhiệt độ một bên chân ấm hơn. -Ấn dọc theo đường đi của động TM đùi ở mặt trong đùi, thấy đau chói.40. Trong thăm dò hình thái tổn thương mạch máu, chụp mạch số hoá xoá nền (DSA) A. Không là tiêu chuẩn vàng đánh giá tổn thương mạch máu B. Chỉ sử dụng để chẩn đoán C. Dựa trên nguyên lý sóng siêu âm D. Hiện nay được chụp trong cùng với thì tái thông mạch máuD -Chụp mạch số hóa xóa nền DSA được coi là tiêu chuẩn vàng đánh giá tổn thương mạch máu -nhưng hiện nay hầu như không còn được sử dụng cho mục đích chẩn đoán -mà thường được chụp trong cùng với thì can thiệp tái thông mạch.41. Siêu âm Doppler mạch máu Doppler trong thăm dò hình thái tổn thương mạch máu A. Là phương tiên đầu tiên được chỉ định trong đánh giá hình thái tổn thương mạch máu B. Khó thực hiện C. Gây phơi nhiễm tia X D. Giá thành caoA Giống như đo ABI, siêu âm Doppler mạch máu là phương tiện đầu tiên được chỉ định trong đánh giá hình thái tổn thương mạch với nhiều ưu điểm như: -đánh giá chính xác hình thái và huyết động tổn thương, -thực hiện dễ dàng và thuận lợi, -không phơi nhiễm với tia X, -chi phí thấp.42. Nhược điểm của siêu âm Doppler trong thăm dò hình thái tổn thương mạch máu là: A. Không đánh giá chính xác hình thái và huyết động tổn thương B. Thực hiện khó khăn C. Phụ thuộc kinh nghiệm chủ quan của người thực hiện D. Chi phí thực hiện caoC -thời gian thăm khám kéo dài, -trường quan sát (field of view) nhỏ -phụ thuộc vào kinh nghiệm chủ quan của người thực hiện thăm khám.43. Để khắc phục nhược điểm của Siêu âm Doppler trong thăm dò hình thái tổn thương mạch máu, cận lâm sàng sau được chỉ định: A. Chụp cắt lớp vi tính mạch máu CTA (computed tomographic angiography) B. Chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) C. X quang chi có mạch máu tổn thương D. Đo chỉ số ABIA Chụp mạch cắt lớp vi tính CTA hoặc cộng hưởng từ MRA khắc phục được những nhược điểm của siêu âm Doppler và hiện nay được chỉ định thường quy cho mọi trường hợp PAD/CLI nhằm lập được một bản đồ tổn thương mạch máu đầy đủ (vascular mapping).44. Nguyên nhân nào sau đâu KHÔNG gây ra thiếu máu chi cấp tính (ALI-acute limb ischemia) A. Cục máu đông (Embolism) B. Phình động mạch (Aneurysm) C. Chấn thương mạch máu (Trauma) D. Dị dạng mạch máu (Malformation)D - Cục máu đông (embolism) - Huyết khối (thrombosis) - Chấn thương mạch máu (trauma) - Phình hoặc giả phình động mạch ngoại biên có huyết khối bám thành (aneurysm) - Huyết khối trong graft sau phẫu thuật bắc cầu bằng mạch nhân tạo (graft) Trong đó cục máu đông và huyết khối là những nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm 3⁄4 các trường hợp.45. Một bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu chi trầm trọng (CLI), nếu bệnh nhân có vết loét ở bàn chân thì trị số huyết áp cổ chân thường trong khoảng A. 10-30mmHg B. 30-50mmHg C. 50-70mmHg D. 70-90mmHgC Ở bệnh nhân có loét thì huyết áp cổ chân thường trong khoảng 50-70mmHg, còn ở bệnh nhân chỉ có đau khi nghỉ (chưa loét) thì trị số này thường nằm trong khoảng 30-50mmHg.46. Một bệnh nhân vào viện với triệu chứng đau chân khi nghỉ, được chẩn đoán mắc bệnh CLI. Bệnh nhân có trị số huyết áp cổ chân là 40mmHg. Triệu chứng bệnh CLI trên lâm sàng ở bệnh nhân là: A. Triệu chứng sẽ tự cải thiện dù không có điều trị B. Triệu chứng sẽ không tự cải thiện nếu không được can thiệp điều trị C. Trị số huyết áp cổ chân trên không được khuyến cáo sử dụng trong lâm sàng D. Triệu chứng bệnh không liên quan đến trị số huyết áp cổ chânB. Đối với bênh nhân có biểu hiên đau khi nghỉ, chẩn đoán CLI khi huyết áp của vùng cổ chân <=50mmHg hoăc huyết áp ngón chân cái <= 30mmHg, trong đó tri ̣ số huyết áp cổ chân < 50 thường đươc khuyến cáo sử dụng trong lâm sàng và hầu hết những trường hơp này sẽ không thể tự cải thiện triệu chứng nếu không đươc can thiệp điều trị Đối với những bênh nhân có loét, hoai tử chi, chẩn đoán CLI khi huyết áp cổ chân <= 70mmHg hoăc huyết áp ngón chân cái <= 50mmHg.47. Hoại tử chi trong bệnh thiếu máu chi trầm trọng (CLI) có đặc điểm sau: A. Phần chi hoại tử không có bội nhiễm B. Phần chi hoại tử khô C. Phần chi hoại tử không có mùi hôi thối D. Phần chi hoại tử có màu đỏB Hoại tử chi: phần chi hoại tử khô, màu đen và có thể có bội nhiễm tạo mùi hôi thối.48. Một bệnh nhân nam, 60 tuổi, vào viện với triệu chứng đột ngột liệt chân (P). Khi thăm khám thấy bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, các dấu hiệu sinh tồn bình thường. Các cơ quan khác không có bất thường. Chân (P) đánh giá mất cảm giác và vận động hoàn toàn. Cận lâm sàng về hình ảnh ghi nhận có tắc động mạch chân (P). Xử trí nào phù hợp ở bệnh nhân. A. Cho bệnh nhân uống thuốc tăng tưới máu chân (P) B. Phẫu thuật tái thông mạch máu chân (P) C. Không điều trị gì, chân (P) sẽ tự hồi phục bình thường D. Phẫu thuật cắt bỏ phần chân (P) do chi đã chếtD GĐ III: Không thể bảo tồn chi. Sẽ bị mất đoạn chi vĩnh viễn Khám lâm sàng: mất cảm giác hoàn toàn và liệt hoàn toàn, tắc mạch49. Theo chiến lược chẩn đoán và điều trị ALI A. Làm siêu âm mạch máu trước khi khám lâm sàng B. Chỉ hỏi bệnh sử và khám lâm sàng đủ để chẩn đoán ALI loại nào C. Khi xếp vào phân loại III thì điều trị tái thông mạch máu D. Sau khi hỏi bệnh sử và khám lâm sàng, thực hiện siêu âm mạch máu, từ đó phân loại ALI để có hướng điều trịD50. Về bệnh viêm động mạch Takayasu A. Là một tình trạng viêm mãn tính ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong cơ thể. B. Các biến chứng của Takayasu phát sinh gián tiếp từ tổn thương của các mạch máu. C. Nhà lâm sàng chia bệnh viêm động mạch Takayasu thành ba giai đoạn: Giai đoạn tại chỗ, giai đoạn toàn thân và Giai đoạn tắc. D. Quá trình viêm xảy ra bắt đầu từ mạch máu nuôi dưỡng thành mạch, thành mạch trở nên dày bất thường và thành mạch hẹp dần.D -tình trạng viêm mãn tính ảnh hưởng đến các mạch máu lớn trong cơ thể (động mạch chủ) và các nhánh của nó. -các biến chứng của Takayasu phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ tổn thương của các mạch máu. -hai giai đoạn: 1) Giai đoạn toàn thân; 2) Giai đoạn tắc. -Quá trình viêm xảy ra bắt đầu từ mạch máu nuôi dưỡng thành mạch, thành mạch trở nên dày bất thường và thành mạch hẹp dần. Sau đó tiến triển đến giai đoạn xơ cứng biểu hiện xơ sẹo nội mạc và ngoại mạc mạch máu.51. Chẩn đoán bệnh Takayasu A. Thường dễ dàng B. Bệnh diễn tiến sớm và các triệu chứng thường rầm rộ C. Thường phát hiện trước khi có biến chứng D. Có thể chẩn đoán xác định bằng chụp ảnh phóng xạ hoặc hình ảnh chụp mạch cộng hưởng từ.D -Chẩn đoán có thể rất khó khăn. -Bệnh có thể diễn tiến âm thầm với các tổn thương ở mạch máu lớn trong nhiều năm, chỉ gây ra các triệu chứng không rõ ràng liên quan với giai đoạn toàn thân của bệnh (hoặc không có triệu chứng), cho đến khi có biến chứng xảy ra. -Nếu nghi ngờ, có thể chẩn đoán xác định bằng chụp ảnh phóng xạ hoặc hình ảnh chụp mạch cộng hưởng từ cho thấy bệnh động mạch lớn đáng kể phù hợp với bệnh viêm động mạch Takayasu.52. Trong khám suy tĩnh mạch chân, nghiệm pháp dây thắt Brody-Trendelenburg A. Chỉ để khám tĩnh mạch hiển lớn B. Khi mở dây thắt, chờ 10 giây rồi đánh giá C. Khi mở dây thắt, ở người bình thường sẽ có sự dội đầy tĩnh mạch giãn D. Nếu mở dây thắt ra mà thấy cột máu TM dội phồng đầy dần từ trên xuống: nghiệm pháp Trendelenburg dương tính.D -Khám TM hiển lớn và bé. Mở dây thắt ra, chờ 30 giây, kết quả: - Ở người bình thường sẽ không thấy gì cả: (không có sự dôi đầy TM giãn). - Nếu mở dây thắt ra mà thấy cột máu TM dội phồng đầy dần từ trên xuống: nghiệm pháp Trendelenburg dương tính, tức là có giãn TM hiển lớn do suy van.53. Trong khám suy tĩnh mạch chân, nghiệm pháp Perthes được thực hiện như sau A. Cho bệnh nhân đứng dậy, tay phải (chủ động) ấn vào "đoạn 1/3 dưới cẳng chân", cột TM hiển lớn giãn sẽ hiện ra. Ấn một lúc rồi buông ra: Tay trái (tiếp nhận) sờ sát nếp bẹn (chỗ TM hiển lớn đổ vào TM đùi): sẽ cảm giác được cột máu "suy van" lung lay. B. Bệnh nhân nằm ngửa, chân đưa lên cao (để làm xẹp các TM giãn). Dùng dây thắt sát bẹn (bên dưới chỗ TM hiển lớn đổ vào Tm đùi), rồi cho bệnh nhân đứng dậy. Mở dây thắt ra, chờ 30 giây, đánh giá kết quả. C. Dùng dây thắt ngay dưới gối (bên dưới quai TM hiển bé đổ vào TM khoeo), rồi cho bệnh nhân đứng dậy. Mở dây thắt ra, chờ 30 giây, đánh giá kết quả D. Quấn băng thun từ mắt cá đến tận bẹn rồi cho bệnh nhân đi bộ một khoảng dài trong 5 phút. Nếu bệnh nhân không cảm thấy đau, TM sâu còn tốt (máu hồi lưu về tim tốt). Trái lại, càng đi nhiều, càng cố sức, cơn đau tăng lên, nghĩa là đã có viêm tắc TM sâu.D đúng A là Nghiệm pháp Schwartz B là Nghiệm pháp dây thắt Brody-Trendelenburg khám TM hiển lớn C là Nghiệm pháp dây thắt Brody-Trendelenburg khám TM hiển bé54. Loạn dưỡng da trong suy tĩnh mạch mạn tính A. Thường nữ nhiều hơn nam B. Là suy tĩnh mạch ở giai đoạn sớm C. Khi không điều trị trong thời gian dài sẽ xuất hiện các triệu chứng: da sậm màu và ngứa, xơ mỡ bì, teo da trắng... D. Xơ hoá gân gót là biểu hiện thường gặp, là giai đoạn nhẹ của bệnhC -Thường nam nhiều hơn nữ. -Là suy TM ở giai đoạn muộn, trải qua một thời gian dài không điều trị, dần dần xuất hiện các triệu chứng. -Xơ hóa gân gót là tiến triển nặng hơn, làm hạn chế vận động của bước đi.55. Viêm da do ứ trệ tĩnh mạch A. Thường gặp ở vùng cổ chân B. Thường gặp ở vùng bàn chân C. Thường gặp ở vùng cẳng chân D. Thường gặp ở vùng đùiA. thường gặp ở cuối phần cổ chân56. Bảng phân loại quốc tế CEAP của bệnh tĩnh mạch mạn tính A. Chỉ có giá trị tham khảo, không quan trọng trong đánh giá kết quả điều trị B. CEAP là tập hợp các chữ đầu của các yếu tố trong phân loại viết theo tiếng Anh C. C trong CEAP là đánh giá theo căn nguyên D. CEAP đơn giản, dễ sử dụngC -là hệ thống phân loại có giá trị giúp thống nhất trong chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị. -CEAP là tập hợp các chữ đầu của các yếu tố trong phân loại viết theo tiếng Anh: Clinical severity (độ nặng lâm sàng), Etiology (căn nguyên), Anotomy (giải phẫu), Pathophysiology (sinh lý bệnh). -bất lợi là khá phức tạp và không xác định được mức độ trầm trọng của bệnh.57. Vấn đề nào sau đây không phải giai đoạn tiến triển của một huyết khối tĩnh mạch A. Viêm cục huyết khối tĩnh mạch B. Thuyên tắc phổi C. Viêm tắc tĩnh mạch sâu D. Giãn tĩnh mạchD58. Huyết khối tĩnh mạch có đặc điểm A. Là bệnh gây bít tắc lòng tĩnh mạch và thường là nguyên phát B. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi C. Thường gặp ở bệnh nhân nam nhiều hơn D. Yếu tố thuận lợi: sau đa thương phải nằm lâu, bệnh nhân ung thư, phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai có estrogen.D -Thuyên tắc phổi do huyết khối TM sâu thường là thứ phát -không bao giờ thấy ở trẻ con, ít ở người trẻ, thường thấy ở tuổi sau 40, nhất là ở bệnh nhân 60-70 tuổi và đặc biệt rất ít xảy ra ở những người đi bộ nhiều. -Giới tính: thường xảy ra ở bệnh nhân nữ. Trên người trẻ, nữ cao gấp 10 lần nam giới.59. Lâm sàng của huyết khối tĩnh mạch sâu A. Tam chứng: sưng chân, tím và đau B. Tam chứng: sưng chân, trắng và đau C. Tam chứng: teo cơ, tím và đau D. Tam chứng: sưng chân, tím và têA? B?60. Chụp tĩnh mạch có cản quang trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu A. Ít chính xác so với các phương pháp cận lâm sàng khác B. Tỉ lệ sai sót 5-10% C. Phương pháp không gây xâm lấn D. Thường được sử dụngB Chụp TM có cản quang là phương pháp chẩn đoán huyết khối TM sâu chính xác nhất, dù sai sót 5-10%, nhưng là phương pháp xâm lấn nên ít được sử dụng.